Chào mừng:

Học tiếng Anh thật vui và hiệu quả cùng blog nhé!

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Hướng dẫn tự học IELTS

Tác giả: Tran Thi Mai - Marburg, 3/10/2012

A. Tài liệu hướng dẫn tự học IELTS dành cho trình độ Low-Intermediate đến Intermediate
[Self-study guide 11,12,13 – By Dolphin Sea]

1. Đối tượng:

Dành cho trình độ Low-Intermediate đến Intermediate. Nếu bạn có thể đăng kí thi đầu vào ở 1 trung tâm tiếng Anh nào đó thì họ sẽ giúp bạn xếp loại trình độ chính xác hơn. Còn nhìn chung,phần lớn các bạn học sinh tốt nghiệp phổ thông sẽ nằm ở trình độ này. Có thể phân chia như sau:

- Những bạn chỉ được học tiếng Anh theo hệ 3 năm, 7 năm: Elementary – Low Intermediate
- Những bạn ôn thi khối D, lớp năng khiếu, hoặc có tham gia học thêm tiếng Anh giao tiếp bên ngoài: Intermediate

Tài liệu chỉ định cho các bạn có kĩ năng nghe nói còn ở mức hạn chế (limited user) – biểu hiện ở việc mỗi khi phải giao tiếp tiếng Anh thì cảm thấy thiếu tự tin và phải nghĩ rất lâu để “dịch” ý trong đầu – hiện đang lập kế hoạch để chinh phục IELTS trong thời gian 1-2 năm. Bên cạnh đó, tài liệu cũng hướng đến những bạn đang có mục tiêu nâng cao các kĩ năng sử dụng tiếng Anh, phục vụ cho cuộc sống, học tập, và công tác.



2. Những khó khăn chung ở điểm bắt đầu: 

Phần lớn những bạn thuộc đối tượng hướng đến của tài liệu này sẽ cảm thấy rất khó khăn khi tìmđiểm bắt đầu cho con đường nâng cao ngoại ngữ của mình. Chương trình tiếng Anh phổ thôngnặng về ngữ pháp, kém phong phú, linh hoạt trong các bài luyện tập đã vô tình tạo nên rào cảntrong bạn. Thực tế là, dù nắm rất chắc ngữ pháp thì bạn cũng chỉ mới có được lợi thế trong việchọc Reading và Writing thôi. Còn kĩ năng nghe nói (đòi hỏi phản xạ giao tiếp) sẽ là thách thức lớn nhất.

Đích đến

Tài liệu này sẽ định hướng để bạn thực hiện được những mục tiêu sau:

- Củng cố ngữ pháp
- Mở rộng vốn từ vựng
- Nâng cao kĩ năng đọc hiểu
- Bước đầu và phát triển phản xạ giao tiếp

Vậy phải bắt đầu từ đâu? Từ việc lập kế hoạch trong 1 quỹ thời gian có hạn. Bạn cần xác định rằng việc đi tìm học 1 khóa tiếng Anh ở trung tâm sẽ khó tạo nên bước đột phá nào. Một khóa tiếng Anh kéo dài 3-4 tháng chỉ nên mang tính chất định hướng hoặc tạo cảm hứng học tập cho bạn, còn để tiến bộ thì bạn cần lập kế hoạch cụ thể cho mình. Tài liệu này gợi ý cho bạn kế hoạch thực hiện trong 1 năm, giả định là bạn vẫn đang theo học trên trường hoặc đang đi làm. Tùy theo mục tiêu, quỹ thời gian của cá nhân mà bạn có thể điều chỉnh lại cho phù hợp.

3. Kế hoạch 4 giai đoạn

Xin mượn tên gọi của các chặng trên “Đường lên đỉnh Olympia”: Khởi động (1 tháng) – Vượt chướng ngại vật (4 tháng) – Tăng tốc ( 4 tháng) – Về đích (3 tháng)

3.1. Khởi động (1 tháng)

Mục tiêu: Củng cố lại ngữ pháp, vốn từ vựng cơ bản, bước đầu làm quen với kĩ năng nghe nói.
Tài liệu gợi ý sử dụng: Grammar in Use, Vocabulary in Use – Intermediate (hoặc các levels khác cũng được), Spotlightradio.net

Phương pháp:
Grammar: làm các bài tập luyện tập trong sách Grammar in use, take note các công thức vàovở, tối thiểu 30p/ngày
Vocabulary: sách Vocabulary in use rất dễ đọc, 30p có thể đọc xong 2 bài, chỉ take note lại cáctừ vựng mới mà bạn chưa biết vào My daily dictionary. Cách trình bày cuốn từ điển cá nhânnhư sau (Ms. Nhã khuyên dùng và bản thân mình thấy hiệu quả, dễ ôn tập!). Mỗi trang giấyđược chia đôi, ½ ghi tiếng Anh, ½ ghi tiếng Việt.


Khi ôn tập, bạn xem phần ví dụ tiếng Việt và đọc to lên câu hoàn chỉnh bằng tiếng Anh. Dù nó có mang tính chất dịch nhưng là cách dễ nhất để bạn tiếp cận với việc tập nói tiếng Anh theo chủ đề. Bạn nên thường xuyên xem đi xem lại để ghi nhớ tốt hơn, thậm chí là học thuộc lòng các câu ví dụ đó. Sau 1 thời gian, những câu ví dụ đó sẽ ăn sâu vào tâm trí bạn và trở thành vốn liếng để bạn giao tiếp.

Speaking: Tập nói theo chủ đề. Những từ mới đều phải tra phiên âm và kiểm tra cách phát âm thật kĩ. Ở giai đoạn này chỉ cần tập nói những câu đơn hoàn chỉnh. Có thể bắt đầu với việc đọcto và đọc thuộc các ví dụ trong sách từ vựng, sách ngữ pháp hoặc bất cứ tài liệu tiếng Anh nào. Không nên tập nói theo các câu phức tạp, học thuật cao mà nên tập theo các câu mang tính giao tiếp. Những show truyền hình, phim hoạt hình bằng tiếng Anh dành cho trẻ mầm non là một nguồn tham khảo tốt trong giai đoạn này, để vực lại toàn bộ nhận thức của bạn về: phát âm, ngữ điệu, biểu cảm. VD: Peppa Pig là series phim hoạt hình nổi tiếng với giọng British English chuẩn để bạn luyện tập và giải trí. Bên cạnh đó có series stories, rhymes, songs của British Council với phụ đề cũng là nguồn tư liệu hay để bạn luyện tập. Tất cả video này đều có sẵn trên Youtube.

Listening: Ở trình độ Elementary – Low Intermediate, vốn từ chưa rộng thì chỉ nên chọn nghecác bài với cấu tứ dễ hiểu, tốc độ chậm rãi để bắt kịp và không nản. Một trang web rất hay với kho broadcast cực lớn là trang spotlightradio.net. Mỗi bài nghe dài 15p, cấu trúc rất đơn giản,vừa có mạch truyện vừa có nội dung như một bài report. Tốc độ nói rất chậm, chỉ bằng 1/3 tốc độ thông thường. Ngữ pháp cũng đơn giản hóa hết sức có thể, cả bài chỉ điểm qua độ chục từmới với những bạn đã ở trình độ Intermediate. Bạn thích nghe chủ đề gì thì download trực tiếp file audio và script của bài đó về máy, rảnh lúc nào học lúc đó, cực kì tiện lợi. Bạn nên luyện theo cách thức sau:

- Chọn 1 broadcast mà bạn thích, tải script, audio về
- Nghe audio 3,4 lần cho tới khi nắm được nội dung chính và mạch truyện
- Xem script và ghi chú lại những từ mới vào từ điển cá nhân.
- Nghe lại đoạn audio và xem script, chú ý những chỗ bạn không nghe được trong những lần nghe trước.
- Đọc to theo tốc độ đó, chú ý phát âm và ngữ điệu, mô phỏng càng giống càng tốt.
- Có thể đeo tai nghe và đọc to theo đó, ghi âm lại giọng đọc của bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe lại đó!
- Nếu có thời gian, bạn nên tập tóm tắt lại nội dung vào 1 cuốn vở ghi chép riêng và tập tóm tắt miệng (trong 5 câu để diễn đạt lại nội dung chính của bài)

Các nội dung chính cần ôn tập và gợi ý thời gian biểu:


Học từ vựng IELTS hiệu quả

3.2 Vượt chướng ngại vật (4 tháng):
Sau giai đoạn 1, bức tường ngăn cản giao tiếp của bạn đã dần được phá bỏ, bạn sẽ thấy mình dần tiếp cận và cảm nhận được ý nghĩa của việc học tập một ngôn ngữ, không phải là để họctốt một môn học, mà là sử dụng được ngôn ngữ đó để truyền tải ý tưởng của mình. Bạn bắt đầu từ bỏ việc căng tai lên để nắm bắt từng chữ một, sau đó tua đi tua lại từ đó trong đầu mà quên mất việc phải nghe cả các từ tiếp sau. Bạn dần quen với việc nghe trọn vẹn cả câu, cả đoạn để nắm bắt được ý.

Mục tiêu: tập viết đoạn 4-5 câu theo chủ đề cho trước, làm quen với từ vựng mang tính học thuật, luyện đặt câu hỏi và tự trả lời câu hỏi (giao tiếp với chính mình), tập nghe ý chính của câu, của đoạn.
Tài liệu gợi ý sử dụng: For & Against, Vocabulary in Use – Intermediate, Academic Word List, Spotlightradio.net, voanews.com

Phương pháp:

Writing: bạn đã ôn tập xong phần ngữ pháp cơ bản về viết câu. Giờ là lúc bạn tiến đến việc viết đoạn theo 1 chủ đề cho sẵn. Bạn nên thiết kế 1 cuốn tập làm văn cho bản thân để rảnh lúc nào thì viết lúc đó. Mỗi ngày chỉ cần viết 1 đoạn 4-5 câu. Cuốn này có thể viết theo dạng My diary hay My blog :P

  Phương pháp 1: bạn có thể viết tùy hứng và không theo 1 kết cấu nhất định nào cả, miễn là viết được thành 1 đoạn văn có nội dung cụ thể. Dễ  nhất là bạn viết đoạn tường thuật về những việc xảy ra xung quanh mình. VD: hôm nay bạn vừa có bài kiểm tra trên trường/bạn được nhận l ương/bạn quen với một người bạn mới…
  Phương pháp 2: cùng với việc duy trì viết My diary, bạn nên luyện tập viết lập luận, đưa ra quan điểm để trả lời cho những câu hỏi thời sự.  Những câu hỏi này bạn có thể tìm thấy trong chính các bài nghe trên Spotlight, trong sách For & Against, trong đề thi IELTS. VD: Bạn vừa nghe xong 1 bài về Plastic bag trên spotlight, thế thì bạn có thể viết 1 đoạn văn ngắn 4-5 câu để đưa ra nhận định về “Negative Effects of plastic bags on the environment” hoặc đơn giản là trả lời câu “Is it good or bad to use plastic bags?”.

Vocabulary: thay vì chỉ đơn thuần học theo từ vựng trong sách, bạn nên tham khảo thêm các bài báo, tranh luận xung quanh chủ đề mình vừa đọc. Ở giai đoạn này bạn không nên chọn các bài báo quá dài, quá khó, sẽ chóng nản. Có thể tiếp tục tận dụng các script + audio trên Spotlight để chọn lọc ra những từ vựng liên quan đến chủ đề đó.
VD: Với chủ đề Communication & Technology, bạn có thể tìm nghe bản broadcast “Too much computer game”. Bạn cũng có thể xem qua Academic word list: 570 words để làm quen dần với 1 số từ vựng phổ biến trong tiếng Anh học thuật.

Speaking: Tận dụng luôn các tài liệu mà bạn đã viết ra. Mỗi khi viết xong, bạn diễn đạt lại bằng lời như thể đang nói chuyện với một ai đó. Bạn nên ghi âm lại giọng của mình và tự kiểm tra xem có lỗi phát âm nào không rồi ghi lại bản mới hoàn chỉnh hơn. Như vậy bạn sẽ có 1 thư viện recording của riêng mình để tự theo dõi sự tiến bộ của bản thân.

Listening: Đối với những bạn mà bắt đầu cảm thấy các bài broadcast trên spotlight là khá dễ so với trình độ của bạn (nghe 1-2 lần là hiểu toàn bộ) thì có thể dần chuyển sang nghe voanews.com. Các bài nghe ở voa cũng có tốc độ chậm, nhưng từ vựng và cấu trúc câu nâng cao hơn. Khi nghe cũng áp dụng giống các bước ở trên: nghe lấy ý, xem script, tra từ mới, nghe lại, đọc theo,…

Các nội dung chính cần ôn tập và gợi ý thời gian biểu:

3.3 Tăng tốc (4 tháng)
Đã qua 5 tháng khó khăn nhất, 5 tháng để định hình được thói quen và phương pháp học tập tiếng Anh, bạn cũng đã tích lũy xong vốn từ vựng cơ bản để giao tiếp trong đời sống. Lượng từ vựng này vào khoảng 1500 từ, theo 8 chủ đề lớn (đã liệt kê trong 2 bảng trên) bao quát hầu hết mọi tình huống, vấn đề thiết thực xảy ra hàng ngày. Bạn cũng đã tập được thói quen tường thuật tình huống bằng câu chữ, lời nói (My diary), tập đưa ra ý kiến, quan điểm về một chủ đề thời sự. Vào thời điểm này, lượng broadcast mà bạn nghe đã vào khoảng 50-70 bài, nếu như bạn thực hiện đúng các bước mà mình hướng dẫn thì mình tin là khả năng nghe hiểu (nghe để nắm bắt ý) của bạn đã được cải thiện đáng kể.

Cũng phải nói thêm vì sao mình không tách ra một mục học về Pronunciation. Bởi vì xưa đến nay, không biết các bạn thế nào chứ mình thì cực kì ngại đọc các cuốn dạy Phonetics/Pronunciation. Đối với những ai lười như mình thì có thể tự trau dồi bằng cách khi tra từ mới trong từ điển điện tử, lắng nghe phần phát âm rồi bắt chước đọc to lên sao cho thật giống, nhớ chú ý phần trọng âm (stress) và âm cuối (ending sound) của từ vì điều đó là hoàn toàn khác biệt với tiếng Việt của chúng ta. Một cách khác nữa cũng khiến bạn nhớ lâu hơn phát âm của từ là nghe thật nhiều, nghe cho quen tai. Ở nhà mình, tivi nói suốt cả ngày và lúc nào cũng để ở kênh nói tiếng Anh: Disney Channel, Star World, Discovery, National Geographic, … thi thoảng thì mình mới nghe thời sự BBC, CNN, Ariang News, NKK, Australia. Như vậy để bạn đa dạng việc nghe tiếng Anh với đặc trưng vùng miền khác nhau và nghe để quen với âm điệu đó. Trong lúc làm việc gì đó mình cũng vẫn thi thoảng lắng tai nghe xem TV đang nói gì và lặp lại một số câu mà mình thấy thú vị và có thể áp dụng được (nhất là các câu hội thoại trên Disney Channel :P).

Dựa trên kinh nghiệm của bản thân thì mình rút ra là Pronunciation và Listening bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Bạn phát âm đúng thì sẽ nhận diện được từ trong bài nghe và bạn nghe kĩ thì sẽ ghi nhớ được cách phát âm của từ.

Như vậy, 5 tháng vừa rồi đã thiết lập một nền tảng khá vững để bạn tự tin bước vào giai đoạn tăng tốc. Tăng tốc nghĩa là bạn sẽ làm việc với những tài liệu nâng cao hơn, đòi hỏi bạn nỗ lực nhiều hơn để bứt phá. Giai đoạn này nếu ai tập trung cao độ thì sẽ tiến bộ vượt bậc, còn không vượt qua được thì rất dễ bỏ cuộc giữa chừng.

Mục tiêu: tập viết bài nghị luận 250 từ theo chủ đề cho trước, mở rộng và nâng cao vốn từ vựng, luyện nói trôi chảy trong 2 phút, tập nghe các bài nghe với cấu trúc khó hơn, đa dạng hơn, tập đọc tin tức thời sự.

- từ Elementary lên Pre Intermediate
- Low Intermediate lên Intermediate
- Intermediate lên Upper Intermediate

Tài liệu gợi ý sử dụng: For & Against, Vocabulary for IELTS, Academic Word List, Spotlightradio.net, voanews.com (mục Learning English), Essential Articles, http://www.ielts-simon.com/

Phương pháp:
Vocabulary: sách Vocabulary for IELTS là 1 cuốn rất hay để trang bị và hoàn chỉnh những gì bạn còn thiếu. Nếu bạn tận dụng tốt cuốn này thì bạn sẽ có nền tảng cực kì vững chắc trước khi chính thức bước vào “luyện thi” IELTS. Trong số 20 units, bạn sẽ gặp lại 8 chủ đề quen thuộc trong cuốn Vocabulary in Use, tuy nhiên dưới những cái tên khác. Các từ mới, khái niệm mới có tính trừu tượng hơn, từ cũng dài hơn, khó nhớ hơn. Tuy nhiên, đây chính là lượng từ vựng học thuật cần thiết và quan trọng vì sẽ xuất hiện dày đặc trong đề thi IELTS cả 4 kĩ năng.
Trong cuốn này, bạn sẽ thấy có rất nhiều từ khác nhau để cùng ám chỉ một khái niệm, gọi là Synonym (từ đồng nghĩa). Giai đoạn này bạn nên có ý thức tìm hiểu về cách sử dụng synonym,antonym (từ trái nghĩa). Bên cạnh đó là các khía cạnh khác về từ vựng như Word family, prefix (tiền tố), suffix (hậu tố), root (gốc từ)… Nắm được cách sử dụng linh hoạt synonym, word family,… là một yếu tố hết sức quan trọng để bạn làm được bài IELTS listening cũng như phát triển kĩ năng viết IELTS essay sau này.
Là 1 cuốn sách từ vựng nhưng tổng hợp cả bài nghe, đọc và viết IELTS. Phần nghe đa dạng, có cả các đoạn IELTS speaking mẫu với ngôn ngữ giao tiếp rất tự nhiên, Khi nghe các đoạn recording, bạn không nên chỉ chăm chăm hoàn thành cho xong bài tập, mà tận dụng ngay vốn từ vựng rất hay trong đó. Chiến thuật nghe chay, rồi đọc script, tra từ, nghe lại, take note các từ mới vào My daily dictionary tiếp tục phát huy hiệu quả. Sách cũng hay có dạng bài sửa lỗi essay, là cách để bạn nâng cao nhận thức về lỗi writing thường gặp (spelling, word form, homophone, collocation,…)
Tóm lại, đây là cuốn sách tự học cực kì tốt, có thể tận dụng mọi mặt để làm nền tảng nâng cao cả 4 kĩ năng.

Reading & Listening: Tiếp tục duy trì việc đọc và nghe Spotlight broadcast. Bên cạnh đó, các bạn hãy làm quen với các bài trình độ nâng cao hơn trong voanews.com, phần learning English (http://learningenglish.voanews.com/), hoặc bbc với Words in the news, 6 minutes English,…(http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/). Ở giai đoạn này thì bạn chỉ cần luyện tập đọc để hiểu ý chính của tin tức cũng như tiếp thu thêm 1 số từ vựng phổ biến, 1 số cấu trúc câu dùng trong văn bản trang trọng. Bạn nên chọn đọc nhiều bài báo theo topic khác nhau, vừa để mở mang hiểu biết vừa để có ý tưởng cho những bài viết IELTS essay sau này – vốn luôn gắn liền với các chủ đề thời sự. Với những bạn đã ở trình độ khá (Intermediate) thì có thể tham khảo thêm các bài báo trong Essential Articles. Thú thực là mình mới chỉ xem qua, chưa học trong đó mấy nhưng thấy tuyệt hay, rất gần với bài đọc IELTS. Tài liệu này do các bạn mem trong Hội chia sẻ, có các ấn phẩm 12,13,14. Khi đọc bài, theo mình, bạn không nên tra từ quá nhiều, gây loãng và gây nản. Cố gắng tập trung đọc để hiểu ý tưởng tác giả. Sau này, có thời gian thì tra 1 số từ mà bạn thấy lặp lại nhiều lần trong bài, note lại mục riêng để làm vốn liếng dắt lưng.

Ngoài ra, để việc luyện tập Reading mang tính chủ động và hào hứng hơn, các bạn nên làm 1 cuốn My daily journal, cách làm thì như mình đã từng hướng dẫn trên album Hội: https://www.facebook.com/media/set/?set=a.396771387013214.98327.110805408943148&type=3

Writing:
Cùng với lượng từ vựng học thuật mà bạn mới thu thập được, những cấu trúc câu trích dẫn từ các bài đọc, bài nghe, bạn hãy cố gắng sử dụng vốn liếng đó vào ngay trong bài viết của mình. Tiếp tục duy trì viết My diary/blog theo cách mà giai đoạn trước bạn đã thực hiện. Viết theo lối kể chuyện để rèn luyện khả năng diễn đạt và vận dụng được từ mới.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn tăng tốc, bạn bước sang viết 1 bài luận hoàn chỉnh, tối thiểu 250 từ - tương đương với 15-20 câu. Bạn hãy tham khảo cách tổ chức ý trong 1 bài IELTS essay trên trang web của cựu giám khảo Simon nổi tiếng (ielts-simon.com). Mình thấy đây là 1 trang rất thích hợp và nhẹ nhàng, dễ tiếp cận đối với các bạn mới làm quen với IELTS writing. Bạn click vào phân mục writing sẽ ra rất nhiều lời khuyên hữu ích cho việc tổ chức ý của 1 bài luận. Theo phong cách viết này, mở bài và kết bài cực đơn giản, thân bài thì tổ chức và phát triển ý hết sức chặt chẽ và mang tính thuyết phục cao. Bạn chưa cần nghiên cứu nhiều về các dạng bài thi IELTS writing mà hãy tiếp cận dần dần. Theo mình, giai đoạn này bạn nên đặt mục tiêu hàng đầu cho kĩ năng writing là nắm chắc được cách thức tổ chức bài viết, phát triển lập luận. Tựu chung lại thì khi viết theo 1 chủ đề nào đó, căn bản nhất trong lối viết của Simon là bạn nên tổ chức kết cấu tuân theo đúng công thức an toàn sau:

  1. Essay structure:
  Introduction – Body paragraph 1 – Body paragraph 2 – Conclusion

  2. Body paragraph structure:
  Idea -- Supporting sentences 1 (explanation) – Supporting sentences 2 (examples)

Mình khuyên bạn nên tuân thủ luôn kết cấu trên mà không nên sáng tạo ra phong cách viếtmới khi mà khả năng diễn đạt còn hạn chế. Sự hạn chế này biểu hiện như sau: khó khăn trong việc phát triển mạch viết. Sự diễn đạt không mạch lạc, suy luận luẩn quẩn hoặc thậm chí lạc đề. Câu văn thì rườm rà, từ vựng thiếu chính xác. Lập luận thiếu thuyết phục. Một số bạn không hề biết rằng điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới điểm của bài luận IELTS. (điểm Task response và điểm Coherence trước hết) Văn phong Anh chú trọng việc sử dụng hiệu quả từ ngữ, lời ít ý nhiều. Để dần quen với lối diễn đạt rõ ràng, chặt chẽ của văn phong Anh, chúng ta nên tìm đọc thật nhiều và phân tích kĩ các bài lập luận (debate/argument/discussion/for and against).

Mình để ý thấy lỗi từ vựng, ngữ pháp còn nhanh tiến bộ, còn lỗi phát triển/diễn đạt ý này thì mất cực kì nhiều thời gian. Nhưng một khi cải thiện được rồi thì đọc bài sẽ thấy thoáng ý hẳn. Cuốn For and Against là 1 cuốn hay để bạn tham khảo trong giai đoạn này. 

Speaking:
Tận dụng luôn cuốn Vocabulary for IELTS, bạn tập nói theo các đoạn recording đi kèm. Cố gắng nhắc đi nhắc lại nhiều lần như vẹt để cho toàn bộ cấu trúc câu, từ vựng, ngữ âm, ngữ điệu ngấm dần. Trong giai đoạn tăng tốc này, có 2 phương pháp chính sau để luyện speaking:

Phương pháp 1: tự nói 1 mình. Bạn mới đọc xong 1 bài debate thú vị trong cuốn For and Against, hãy lọc ra 1 số câu hay và chuyển thành văn nói, tóm tắt nội dung của bài debate đó. Hay là bạn mới nghe xong 1 bản broadcast, cố gắng nhớ lại nội dung và tập diễn đạt lại. Nói to theo các nội dung trong My Diary cũng rất tốt – vì đó là những câu văn do bạn viết ra nên sẽ dễ nhớ hơn, nói lưu loát hơn. Các nội dung thực hành nên được ghi âm lại để sau đó bạn tự chỉnh sửa lỗi cho chính mình. Khó khăn của cách làm này là không có người tương tác cùng, thành ra dễ nản, mau chán.

Phương pháp 2: tìm bạn cùng luyện speaking. Bạn có thể đăng kí tham gia bất kì CLB tiếng Anh giao tiếp nào, miễn là có môi trường buộc bạn phải phát huy tối đa cái vốn của mình. Nhưng nếu vì lí do gì đó mà bạn không thể tham gia vào 1 CLB thì tại sao không tự lập nhóm English speakers của riêng mình? Sĩ số tốt nhất cho mỗi nhóm như vậy là 4-6 người. Bạn có thể tìm trên FB của Hội, hỏi han bạn bè xem có những ai có mục tiêu gần với mình, trình độ ngang ngang để tổ chức các buổi speaking theo chủ đề cho trước. Người nọ sửa cho người kia, cùng đặt câu hỏi ngược trở lại để rèn luyện phản xạ. Làm sao để bạn có cơ hội khoe mẽ cái vốn từ vựng bạn mới học được. Một khi bạn dùng được 1 từ mới nào đó trong văn nói thì bạn sẽ ghi nhớ từ ấy lâu hơn rất nhiều.

Các nội dung chính cần ôn tập và gợi ý thời gian biểu:


to be continued...


Share it Please

Từ vựng chủ đề FLASHCARD

Blog về tự học Tiếng Anh hiệu quả, tổng hợp kinh nghiệm học Tiếng Anh, đặc biệt là tự học từ vựng Tiếng Anh thông qua flashcard, chuẩn bị cho việc học và ôn thi TOEIC hay IELTS, hỗ trợ rèn luyện học Tiếng Anh giao tiếp, Tiếng Anh giành cho người đi làm, phù hợp cho người mới bắt đầu, mất cơ bản cũng như nâng cao trình độ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright @ 2013 TỪ VỰNG HÀNG NGÀY. Designed by Templateism | Love for The Globe Press